Friday, March 30, 2007
Kỷ niệm 2 năm ngày Ca Ca mất
post by TaTa-Mai Gia Trang
:::::::::::::
Ngày Một tháng Tư hai năm về trước (01-04-2003), Trương Quốc Vinh (Leslie Cheung), ca sĩ, tài tử kiêm đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Hương Cảng do mắc chứng bệnh u sầu nhảy lầu tự tử tại khách sạn Văn Hoa, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của người nghệ sĩ tài hoa. Hơn bảy trăm ngày qua, tuy Trương Quốc Vinh đã vĩnh biệt mọi người, nhưng người nghệ sĩ được gọi cái tên thân mật (nick name) là Ca Ca vẫn chưa bị fans quên lãng.
Hương Cảng tưởng nhớ Trương Quốc Vinh
Nhân dịp kỷ niệm hai năm ngày tài tử Trương Quốc Vinh từ trần, nhiều fans coi Trương Quốc Vinh là thần tượng đã từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ðại Hàn, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Pháp Quốc. . . đến Hương Cảng dự lễ kỹ niệm hai năm người nghệ sĩ họ ái mộ từ trần. Một số fans vẽ bích chương, làm thơ, sáng tác nhạc, viết bưu thiếp mang đến viếng người nghệ sĩ họ hằng tưởng niệm thương nhớ. Tuy Trương Quốc Vinh qua đời đã hai năm, khá nhiều fans khi đến dự dạ hội tưởng nhớ Ca Ca vẫn nước mắt tràn trề.
Khách sạn Văn Hoa - nơi Ca Ca chọn làm địa điểm để từ giả cuộc đời - là nơi fans từ xa muốn đến. Nhiều fans đã mang hoa tươi đến kính viếng, xếp ra cả ngoài vỉa hè. Càng về khuya càng có nhiều người mang hoa đến viếng. Sở cảnh sát Hương Cảng đã huy động hàng chục cảnh sát đến duy trì trật tự an ninh.
Ngoài khách sạn Văn Hoa, tòa nhà đắp tượng Trương Quốc Vinh bằng nến ở trên đỉnh núi cũng có nhiều fans mang hoa tươi đến viếng. Tuy vậy, nhà ở của Trương Quốc Vinh trước kia lại không có người nào mang hoa đến. Một số bạn bè của Trương Quốc Vinh cho rằng fans không đến nhà của Trương Quốc Vinh vì không muốn quấy rầy người thân của Ca Ca.
Fans Pháp hát bài ca Tình Năm Ấy
Hàng ngàn fans chọn vào dịp kỷ niệm 2 năm ngày giỗ của Trương Quốc Vinh để tưởng nhớ đến Ca Ca. Quang cảnh buổi lễ kỷ niệm năm nay không khác gì năm xưa, không khí trang nghiêm của buổi lễ đã khiến cho nhiều người xúc động. Khoảng 5 giờ 30 chiều 01-04, hàng ngàn fans đã tham dự dạ hội đốt nến Tonight & Forever - Mãi Mãi Tưởng Nhớ Trương Quốc Vinh, tại một bãi trống ở phiá ngoài thương xá Di Hòa. Buổi dạ hội đốt nến đã thu hút khá nhiều fans ngoại quốc đến từ Châu Âu, các nước Ðông Á và Ðông Nam Á như Pháp, Nhật Bản, Tân Gia Ba, Mã Lai Á . . .
Mở đầu dạ hội là màn hòa tấu nhạc do 4 fans từng ái mộ Trương Quốc Vinh trình diễn ca khúc trước đây Ca Ca vẫn thích hát. Sau đó đến lượt một fan người Pháp lên hát bài ca kinh điển của Trương Quốc Vinh là Tình Năm Ấy. Tiếp sau bài ca của fan Pháp ban tổ chức cho chiếu một đoạn phim về những buổi trình diễn ca nhạc của Ca Ca. Ðến 6 giờ 41 phút, toàn thể cử tọa đứng yên mặc niệm Trương Quốc Vinh một phút, để kỷ niệm giây phút Ca Ca từ giã cuộc đời cách đây hai năm. Những người đến dự dạ hội hầu hết đều mặc trang phục màu đen, trong số này có những người thấy hình ảnh Ca Ca xuất hiện trên màn hình thì nước mắt tuôn trào. Chi phí của dạ hội đốt đèn cầy Tonight & Forever - Mãi Mãi Tưởng Nhớ Trương Quốc Vinh hết khoảng 30 ngàn đô la Hongkong (Khoảng 6 ngàn Gia kim).
Dạ hội Salute to Leslie
Khoảng bảy giờ rưỡi tối ngày 01-04, trong công viên Chater tọa lạc tại Trung tâm đảo Hương Cảng đã diễn ra dạ hội với tên gọi Salute to Leslie để kỷ niệm hai năm ngày ca sĩ, tài tử kiêm đạo diễn Trương Quốc Vinh từ trần. Quan khách, bạn bè và fans đều mặc màu đen để tỏ lòng tôn kính và thương nhớ Trương Quốc Vinh.
Sau lời tuyên bố khai mạc của Nhan Liên Vũ, nhạc sĩ Lê Tiểu Ðiền độc tấu piano bài Chúng Ta Vốn Ða Tình. Toàn thể cử tọa lập tức yên lặng lắng nghe. Sau đó ban tổ chức mời các fans không cùng quốc tịch lên sân khấu kính cẩn cúi đầu mặc niệm trước hình Trương Quốc Vinh và cầu nguyện cho Ca Ca sớm lên cõi Niết Bàn bằng 5 thứ tiếng khác nhau là: Quảng Ðông, Anh quốc, Nhật Bản, Ðại Hàn và Phổ thông (Mandarin).
Trong khi một nhạc công hòa tấu bài Truy của Trương Quốc Vinh, Nhan Liên Vũ lần lượt giới thiệu sự nghiệp điện ảnh và ca nhạc của Ca Ca, tiếp đó ban tổ chức cho chiếu một số đoạn phim đặc biệt của anh. Như đoạn phim Ca Ca trình diễn bài American Pie năm 1978 ở Ðại Hàn trong dịp thi hát chọn nhân tài Á Châu. Một số khá đông fans đã cất tiếng hát theo, hai tay thì vỗ mạnh với nhịp điệu của bài hát. Ban tổ chức lại chiếu hình ảnh Trương Quốc Vinh hát bài Ai Thông Cảm Cùng Tôi. Trương Quốc Vinh hát bài ca này vào năm 1986 trong dịp anh trình diễn ca nhạc với chủ đề Mười Bài Hát Hay năm 1986. Khi hát đến đoạn cuối Ca Ca nói: “Cái mà tôi được do tôi cố gắng, cảm ơn những bạn thông cảm cùng tôi” Thế là những người tham dự lễ tưởng niệm Trương Quốc Vinh vỗ tay ầm vang. Ngoài ra còn có những đoạn phim chưa hề chiếu ở Hương Cảng như đoạn phim Trương Quốc Vinh hát bài Truy tại cuộc hội diễn âm nhạc từ thiện ở Nhật Bản. Ðể tỏ lòng thương nhớ Trương Quốc Vinh một vị khách đến dự tên gọi Ðường Biến Thông đã độc tấu đàn bài Em Quá Xinh Ðẹp, toàn thể cử tọa cùng hát lời ca hòa nhịp với tiếng đàn.
Ngoài dạ hội đốt nến Tonight & Forever - Mãi Mãi Tưởng Nhớ Trương Quốc Vinh ở cạnh thương xá Di Hòa và dạ hội Salute to Leslie ở công viên Chater, ba rạp xi nê ở Thiêm Gia Tủy và Trung Hoàn còn chiếu những bộ phim hay do Trương Quốc Vinh thủ vai chính. Chiều ngày 01-04, rất nhiều fans đã đến rạp xi nê IFC ở Trung Hoàn xem phim. Theo kế hoạch từ ngày 01 đến ngày 03 chỉ chiếu 12 buổi, nhưng nhiều fans muốn xem lại những cuốn phim Trương Quốc Vinh thủ vai chính cuối cùng phải chiếu đến 25 buổi.
Ðại diện hội Leslie's Fans là cô Lý nói: “Chúng tôi muốn giới thiệu phim của Trương Quốc Vinh cho nhiều người xem, bất luận họ có phải là fans của Ca Ca hay không để nhiều người biết được tác phẩm của Ca Ca.
Ca sĩ Nhật Bản hát tặng Trương Quốc Vinh
Trong dịp kỷ niệm 2 năm ngày ca sĩ Trương Quốc Vinh từ trần, ca nhạc sĩ Nhật Bản Tân Túc An Kỵ đã lên sân khấu hát bài Vĩnh Biệt Leslie Thân Yêu, những người có mặt đã vỗ tay theo nhịp nhạc khiến cho không khí buổi dạ hội vô cùng sôi động, xóa tan những giây phút xúc động khi tưởng nhớ đến người ca sĩ, tài tử và đạo diễn tài hoa bạc mệnh. Sau đó, ban tổ chức đã cho chiếu nhiều đoạn phim của Trương Quốc Vinh, trong đó có đoạn Mai Diễm Phương nói với Trương Quốc Vinh bằng tiếng phổ thông (manderin). Vậy mà bây giờ cả hai người đã từ giã trần đời phiêu diêu trên cõi Niết Bàn.
Bắc Kinh kỷ niệm hai năm Ca Ca từ trần
Ngoài những dạ hội tưởng nhớ Trương Quốc Vinh ở Hương Cảng, các fans coi Trương Quốc Vinh là thần tượng ở Bắc Kinh cũng phối hợp với rạp xi nê Ðại Hoa, Bắc Kinh, chiếu một số bộ phim Trương Quốc Vinh diễn xuất được nhiều người ca ngợi như Bá Vương Biệt Cơ, Ðồng Thoại Về Sao và Trăng v. v. . . Ban điều hành rạp xi nê cho biết những bộ phim của Trương Quốc Vinh chiếu ở rạp hầu hết là những phim fans thích xem. Trong đó phim Bá Vương Biệt Cơ được nhiều người thích xem nhất.
Tác phẩm điện ảnh của Trương Quốc Vinh hiện nay có nhiều bộ được xếp vào loại phim kinh điển. Bởi vậy hội Leslie's Fans đã chọn một số phim hay đem chiếu. Số tiền bán vé thu được trích 20% ủng hộ vào quỹ của Hội Phòng Chống Ung Thư Nhi Ðồng. Nhiều người cho rằng, lúc sinh thời Trương Quốc Vinh thích làm việc thiện, đóng góp nhiều tiền vào các loại quỹ từ thiện, bây giờ chiếu phim của anh trích tiền ủng hộ quỹ từ thiện như vậy là hợp với tâm nguyện của anh, chắc chắn anh sẽ mỉm cười ở dưới suối vàng.
Tâm trạng Ðường Ðường
Ðường Ðường tên gọi Ðường Hạc Ðức vốn là bạn trai của Trương Quốc Vinh. Trước khi Ca Ca nhảy lầu tự tử vì mắc chứng bệnh u sầu, Ðường Ðường cùng anh sống với nhau như một cặp “vợ chồng” trên chục năm. Sau khi Trương Quốc Vinh qua đời, Ðường Ðường được thừa hưởng một phần gia tài của Ca Ca. Trong dịp kỷ niệm hai năm ngày người bạn chí thân của mình qua đời, Ðường Ðường hết sức buồn rầu, mấy ngày liền anh không đi ra khỏi nhà. Ngoài lý do thương nhớ Ca Ca, còn một lý do khiến Ðường Ðường không muốn đi ra khỏi nhà là anh không muốn trở thành “con mồi” của đám ký giả săn tin chụp hình. Nhiều bạn bè hiểu được tâm trạng đó của anh đã không đến trò chuyện như ngày thường lại còn giúp anh lấy những tấm màn cửa màu trắng treo lên cửa sổ và cửa ra vào.
Tuy vậy, một vài người có quan hệ mật thiết với Trương Quốc Vinh thời anh còn sống như Trần Thục Phân vốn là người đại diện của Ca Ca, Kenneth, cận vệ đồng thời là bạn thân, cháu gái của Trương Quốc Vinh đã đến thăm hỏi Ðường Ðường trong dịp mọi người tưởng nhớ đến Ca Ca.
Profile
Năm 1983, Leslie phát hành album "The Wind Blows On" được xem là album mang lại danh hiệu "ca sĩ được yêu thích nhất tại Hong Kong". Trên lĩnh vực điện ảnh, Leslie thành công sớm cũng không kém xuất hiện trong phim của Patrick Tam : Nomad (1982), John Woo với "A Better Tomorrow I & II" (1986,1988), Tsui Hark và Chinh Siu-tung's trong "A Chinese Ghost Story I & II" (1987,1988). Stanley Kwan trong "Rouge" (1988) và Wong Kar-wai trong "Days of Being Wild" (1990).
Năm 1990, Leslie tạm dừng việc thu âm các album mới và di cư sang Canada. Suốt thời gian này Leslie tham gia đóng bộ phim "Farewell to My Concubine" với vai Cheng Dieyi. Để chuẩn bị cho vai diễn này Leslie phải bỏ khá nhiều thời gian để học cách đi đứng, điệu bộ như những diễn viên trên sân khấu hát tuồng của Bắc Kinh và học cách đối đáp bằng tiếng địa phương của người Bắc Kinh, một việc chẳng hề dễ chút nào đối với người trước đây chỉ toàn nói bằng tiếng Quãng Đông. Cùng thời gian này Leslie còn quay thêm phim "Ashes của Time" của đạo diễn Wong Kar-wai.
Vào ngày 01/04/2003 Leslie đã tự tử để lại bao nhiêu tiếc nuối cho người hâm mộ. Đây là vài dòng chữ cuối cùng mà Leslie để lại cho mọi người:
"Thật buồn.
Cám ơn tất cả những người bạn của tôi. Cám ơn thầy Felice Lieh Mak. Năm nay đúng là 1 năm thật khó khăn. Tôi không thể chịu đựng được nữa. Cám ơn Tong. Cám ơn gia đình tôi. Cám ơn chị Fat. Tôi chưa từng làm 1 điều gì sai trong cuộc đời mình, tại sao chuyện lại ra nông nỗi này?"
Leslie
---------------------------------------
[Nguyên văn bằng tiếng Anh]
"Depression.
Thank you to all my friends. Thank you Professor Felice Lieh Mak. This year has been tough. I can't stand it anymore. Thank you Mr. Tong. Thank you to my family. Thank you to Fat Sister. I have not done one single bad thing in my life, why does it have to be this way?"
Leslie
---------------------------------------
Những hoạt động chính trong sự nghiệp của Leslie :
-Năm 1977, tham gia làm cho đài truyền hình RTV sau khi giành giải First Runner-up tại cuộc thi Asian Song Contest, phát hành album đầu tay "Day Dreaming" và tham gia đóng bộ phim đầu tiên "Red Chamber" năm 1978.
-Năm 1982 gia nhập Capital Artist, phát hành album "Wins Blows On" năm 1983. Năm 1984, phát hành album "MONICA", một cột mốc trong sự nghiệp của Leslie, bài hát "MONICA" đem về giải Kim Khúc cho Leslie.
-Năm 1985, tổ chức buổi trình diễn ca nhạc đầu tiên tại HK Coliseum (10 buổi diễn) và tham gia bộ phim ca nhạc "Mystery Love".
-Tháng 12-1986, tổ chức 12 show diễn tại HK Coliseum.
-Gia nhập Hãng ghi âm Cinepoly và Cinemart City vào năm 1987.
-Năm 1988, tổ chức chương trình ca nhạc lần thứ 3 tại HK Coliseum với 23 show, ký hợp đồng với hãng Pepsi cho 1 serie quãng cáo, phát hành sách ảnh đầu tiên mang tên "Stark Impressions".
-Tháng 12-1989, tổ chức buổi trình diễn cuối cùng gồm 33 show trước khi tuyên bố nghĩ ngơi, tham gia bộ phim ca nhạc "Sunset in Paris".
-Năm 1991, giảnh giải Ảnh Đế tại liên hoan phim Kim Tượng cho bộ phim "Days of Being Wild", tuyên bố quay lại tham gia đóng phim, phim tham gia ngay sau đó "All's Well, End's Well"
-Năm 1992, với bộ phim "Farewell to my Concubine" Leslie giành giải vàng tại Liên hoan phim Quốc Tế Cannes, giải Quả Cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất năm 1994 và giành thêm giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Hội đồng phê bình phim ảnh Nhật Bản.
-Năm 1995, ký hợp đồng với hãng ghi âm Rock và phát hành album "Fondness"
-Tháng 12-1996, tổ chức 24 show diễn tại HK Coliseum và tiếp theo là tour khắp thế giới năm 1997.
-Năm 1999, ký hợp đồng cùng hãng UMG, phát hành album "Countdown with You", tham gia phim ca nhạc "Left Right Love Destiny"
-Tháng 8-2000, tổ chức 13 show diễn tại HK Conliseum, tiếp theo là 1 serie các buổi diễn ở nước ngoài và nhầm quảng cáo cho phim "From Ashes to Ashes" nhầm tuyên truyền việc chống hút thuốc lá cho đài truyền hình RTHK (đoạn phim này do Leslie làm đạo diễn)
-Năm 2001, tổ chức 6 show diễn lớn và cũng là cuối cùng tại HK Coliseum.
Các phim đã tham gia:
Erotic Dreams of the Red Chamber (1978)
Teenage Dreamers (1982)
Energetic 21 (1982)
Nomad (1982)
The Drummer (1983)
First Time (1983)
Little Dragon Maid (1983)
Behind the Yellow Line (1984)
Merry Christmas (1984)[cameo]
The Intellectual Trio (1985)
Crazy Romance (1985)
For Your Heart Only (1985)
Last Song in Paris (1986)
A Better Tomorrow (1986)
A Chinese Ghost Story (1987)
A Better Tomorrow 2 (1987)
Rouge (1988)
Fatal Love (1988)
Aces Go Places 5 (1989)
Chinese Ghost Story 2 (1990)
Days of Being Wild (1990)
The Banquet (1991)[cameo]
Once a Thief (1991)
All’s Well Ends Well (1992)
Arrest the Restless (1992)
The Bride with White Hair (1993)
The Bride with White Hair 2 (1993)
All's Well Ends Well, Too (1993)
The Eagle Shooting Heroes (1993)
Farewell My Concubine (CHINA 1993)
It’s a Wonderful Life (1994)
He’s a Woman, She’s a Man (1994)
Long and Winding Road (1994)
Over the Rainbow Under the Skirt (1994)[cameo]
Ashes of Time (1994)
The Chinese Feast (1995)
The Phantom Lover (1995)
Tri-Star (1996)
Temptress Moon (CHINA 1996)
Shanghai Grand (1996)
Who’s the Woman, Who’s the Man (1996)
Viva Erotica! (1996)
All’s Well, End’s Well ‘97 (1997) [cameo]
Happy Together (1997)
Ninth Happiness (1998)
Anna Magdalena (1998) [cameo]
Moonlight Express (1999)
A Time to Remember (1999)
The Kid (1999)
Double Tap (2000)
Okinawa Rendezvous (2000)
Inner Senses (2002)
Tổng hợp bởi Ara-Moviesboom
Giới thiệu phim Days of being wild (A Phi chính truyện)
::::::::::::::
Một bộ phim của Vương Gia Vệ với nhân vật chính là Yuddy do Trương Quốc Vinh thủ diễn. Khó mà viết tóm tắt cho phim Vương Gia Vệ vì phim của ông không có kết cấu hay câu chuyện hoàn chỉnh. Chỉ có thể mượn 1 câu nói của Yuddy để diễn tả về Days of being wild.
"Có 1 truyền thuyết về 1 loài chim không có chân. Nó cứ bay mãi bay mãi không ngừng. Nếu mệt nó sẽ ngủ trong lúc bay, nó ngủ trong gió. Chỉ có một lần duy nhất nó ngừng bay ... đó là khi nó chết"
Ngoài lề một chút, với phim này tớ có 3 ấn tượng. 1 là dàn diễn viên thiệt choáng (dĩ nhiên là choáng khi lần đầu tiên coi phim Vương Gia Vệ thôi, chứ so với 2046 hay Ashes of Time thì chả thấm vào đâu). 2 là cảnh cuối của phim, khi Lương Triều Vỹ xuất hiện, tới giờ tớ vẫn ko hiểu cảnh đó nối với các phim khác thế nào. 3 là ấn tượng cảnh Yuddy nhảy trước gương, nếu có bình chọn cảnh nào ấn tượng nhất của điện ảnh tiếng Hoa, tớ sẽ bình chọn cho cảnh này.
Giới thiệu phim A better tomorrow (Anh hùng bản sắc)
:::::::::::::::::
Diễn viên: Châu Nhuận Phát, Địch Long, Trương Quốc Vinh
Ho (Địch Long) là anh trai của Kit (Trương Quốc Vinh). Đồng thời, Ho cũng là 1tay xã hội đen và Mark (Châu Nhuận Phát) là anh em của Ho. Kit là một học viên cảnh sát sắp tốt nghiệp, anh ta lương thiện nhưng rất vô tư và ngây thơ. Anh ta không biết anh trai mình là xã hội đen cho đến khi Ho và Mark cùng dính liếu vào một vụ án ... Cuộc đời của cả 3 bắt đầu thay đổi từ đó.
A better tomorrow mở đầu cho một thời kỳ phim xã hội đen mới của Hong Kong: không chỉ là bắn nhau, là vụ án, là những vụ thanh toán giữa các băng nhóm, mà hơn nữa là câu chuyện về lòng tin, về trách nhiệm, về danh dự, về sự tha thứ và về gia đình.
A Better tomorrow cũng mở đầu cho con đường tiến vào Hollywood của Ngô Vũ Sâm và Châu Nhuận Phát
Giới thiệu phim Farewell My Concubine - Bá Vương Biệt Cơ
:::::::::::::::::::::::
Bắc Kinh năm 1977, tại một nhà hát đã đóng cửa, có hai người lớn tuổi lập cập xin vào. Họ là những nghệ sĩ vang bóng một thời, xã hội Trung Quốc mở cửa, khắc khoải nỗi niềm hoài niệm, "đường xưa lối cũ" dắt díu tìm về ánh đèn sân khấu. Chỉ có hai người rực rỡ cổ trang trong một khán phòng trống vắng cô tịch, họ múa hát một trích đoạn vở tuồng cổ Bá Vương Biệt Cơ...
Bá Vương Biệt Cơ dựa theo tích Hán Sở tranh hùng. Sở Bá Vương Hạng Võ sau khi diệt Tần quay sang giành thiên hạ với Lưu Bang (Hán Cao Tổ). Quân Hán binh hùng tướng giỏi, lại được lòng dân, dần dần chiếm ưu thế. Hạng Võ có một ái thiếp thuộc hàng kỳ nữ, nàng là Ngu Cơ, trên đường ly loạn vẫn theo vương gội sương tắm gió. Khi cuộc thế sắp tàn, quân Sở tan tác như kiến vỡ tổ, ái Cơ tuẫn tiết để không vướng bận chồng xông pha binh lửa. Vương đánh trận cuối ngang tàng dũng mãnh nhưng tướng mỏng quân thưa, sức cùng lực kiệt, trên bến Ô Giang anh hùng tận... Vở tuồng da diết nỗi niềm nước mất nhà tan, sinh ly tử biệt trong thời chiến loạn của một cặp vương giả, một anh hùng thất thế vẫn nặng lòng mỹ nhân, một chinh phụ khí tiết trung cang, trọn đạo quân thần, vẹn tình chồng vợ...
Năm 1924, Bắc Kinh thuộc quyền của bọn quân phiệt phương Bắc. Có một cô gái thanh lâu bồng đứa bé bịt kín mặt xin gửi con nương nhờ một đoàn hát. Cậu bé Đức Chí từ đấy là học viên trong gánh hát rong của Quảng sư phụ. Cậu lớn lên trong roi vọt, mắng chửi nhưng lại học được đủ ngón nghề của nghệ thuật tuồng cổ. Đằng sau một thân hình mảnh dẻ ẩn chứa một linh hồn yếu ớt, rất nhạy cảm và có nhiều biểu hiện nữ tính. Đức Chí được sư phụ hướng tới những vai đào trong các tuồng tích. Nhưng mặc cảm phải đội lốt nữ giới nên nội tâm cậu bé luôn tồn tại một bản năng phủ định vai diễn của mình. Và thế là đòn roi tới tấp vung lên, nhiều khi nát da rách thịt. Những lúc như vậy, có một cậu bé thường lăn xả vào cứu nguy hoặc van xin sư phụ tha cho người bạn nhỏ tuổi, cậu ta là Sĩ Tứ, một thiếu niên rắn rỏi khỏe mạnh. Trong đoàn còn có Lai Chi, một cậu bé có tính cách khác lạ mà cái chết của cậu sau này ám ảnh không ít đến sự phát triển nhân cách của Đức Chí. Với cách rèn luyện khắc kỷ của Quảng sư phụ, những đứa trẻ dần dần định hình khả năng của mình trong các vai đào kép tương lai. Đức Chí sẽ là một Ngu Cơ không ai sánh kịp, còn Sĩ Tứ thể hiện vai Sở Bá Vương khí khái hơn người, dọc ngang hiển hách... Hai đứa trẻ có cảm tình với nhau sâu đậm, các bạn thấy thế và sư phụ muốn thế...
Năm 1932, lớp nghệ sĩ trẻ đã là những nam tử hán, bầy chim non đủ lông đủ cánh, họ khôn lớn trưởng thành để có thể ra đời thi thố nghiệp cầm ca. Buổi ra mắt đầu tiên tại dinh thự Trương công công - một thái giám hết thời nhưng vẫn rất thế lực - đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Trước "nàng" Ngu Cơ giai nhân tuyệt thế, lão già bất nam bất nữ không khỏi nổi cơn cuồng loạn. Đêm ấy chàng trai trẻ Đức Chí đã bị công công làm hoen ố tấm thân "trinh trắng"... Mùa hè năm 1937, những ngày tháng cuối cùng trước khi Bắc Kinh rơi vào tay phát xít Nhật. Lúc này cặp đào kép Sĩ Tứ - Đức Chí (Trương Quốc Vinh) đã nổi danh như cồn, trở thành những ngôi sao sáng trên sân khấu tuồng cổ với nghệ danh Trình Đắc Di (Đức Chí) và Đoàn Tiểu Lâu (Sĩ Tứ). Họ vẫn bên nhau trên sàn diễn và trong cuộc đời, sự gắn bó của đôi bạn keo sơn như cuộc tình của Ngu Cơ và Hạng Võ. Nhất là Đắc Di, anh không thể thiếu Tiểu Lâu như thuyền quyên tựa bóng anh hùng, trên sàn diễn nhỏ lẫn sân khấu lớn: sân khấu cuộc đời. Tiểu Lâu lại nghĩ khác, đối với anh sân khấu và cuộc đời không thể lẫn lộn. Anh có cuộc sống và nhu cầu của riêng mình. Tất cả đã đổ vỡ khi Tiểu Lâu "rước" từ thanh lâu về một nàng kỹ nữ. Diệu Linh (Củng Lợi) rời bỏ Túy Hoa Lầu sau khi lột sạch tư trang của nả cho bà chủ nhằm đổi lấy tự do, để theo người kép hát mà cô yêu thương. Hôn lễ của họ thiếu vắng Đắc Di, anh bị tổn thương bởi "Bá Vương" của đời mình ham vui thuyền khác...
Nhưng có một người lại dõi theo anh với một sự si mê cuồng dại. Đó là Viên đại nhân, kẻ giàu có bậc nhất đô thành, người am tường ca cổ hàng đầu Trung Quốc. Viên tặng Đắc Di đủ quà trân quý, gồm cả thanh bảo kiếm oan khiên định mệnh. Thiên hạ đồn Đắc Di là bạn tình của họ Viên.
Quân Nhật vào Bắc Kinh. Trong một lần thiếu kiềm chế, Tiểu Lâu gây họa. Đắc Di liều mình cứu bạn, anh phải trổ tài nghệ phục vụ kẻ thù và mang tiếng từ đấy. Nhưng điều dằn vặt nhất đối với Đắc Di vẫn là ảo mộng nơi "phu tướng" của mình. Bộ ba Đắc Di - Tiểu Lâu - Diệu Linh cùng đau khổ bởi hờn ghen, ám ảnh...
Năm 1945, Trung Quốc giải phóng. Họ Tưởng vào Bắc Kinh. Trong một buổi biểu diễn, binh sĩ Quốc Dân Đảng nổi điên đập phá nhà hát, Diệu Linh cứu chồng nên bị xẩy thai. Đắc Di bị bắt và ra tòa vì tội "hợp tác" với bọn Nhật. Tiểu Lâu và cả Diệu Linh chạy vạy các cửa mong cứu người bạn tri kỷ. Chỉ có sự say mê ca kịch của người đứng đầu chính phủ mới cứu nổi Đắc Di thoát khỏi án tử.
Năm 1949, Quốc Dân Đảng thua chạy, quân giải phóng vào Bắc Kinh, lịch sử sang trang mới. Cuộc đời của những nghệ sĩ tuồng cổ lại chìm nổi trong bể trầm luân điêu đứng và thảm khốc nhất chỉ bởi mang danh truyền bá tư tưởng cũ. Cách mạng Văn hóa (1966) đã đẩy họ đến cảnh trò phản thầy, chồng cáo vợ, bạn hữu lên án nhau... rồi đấu tố bài xích, rồi nhục hình khảo đả, rồi tang tóc chia ly, uống mật khen ngon, nằm gai hảo hảo... đành a dua cùng thiên hạ "tống cựu,nghinh tân". Một bi kịch về cuộc đời của những diễn viên gắn bó một đời với sàn diễn tuồng cổ, loại hình nghệ thuật rất đặc trưng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đắc Di là một điển hình của những nghệ sĩ giàu tâm huyết, cống hiến hết lòng, sống chết vì nghệ thuật đến độ sân khấu hóa cả cuộc đời, đem vai diễn vào cuộc sống. Đối với anh sàn diễn và cuộc đời chỉ là một, sau những trò vẽ mặt bôi son, ai oán tạ từ quân vương là sự hóa thân vĩnh viễn vào nhân vật thê nữ trung trinh tiết liệt. Vì cám cảnh về số kiếp phù du của Ngu Cơ đã đẩy anh tới hành động giống nàng mỹ nhân ấy. Bi kich của Đắc Di còn nằm ở chính tâm hồn anh, đằng sau hình hài hoàn toàn nam giới lại là một tâm hồn nữ giới, vai diễn hay tạo hóa quyết định trong việc biến cải bản chất giới tính của anh ? Mọi người không thể biết nhưng hãy tin rằng Đắc Di đã sống và yêu hết mình như một người thuộc phái yếu. Tiểu Lâu đơn giản hơn nhiều, anh vẫn là trượng phu nam tử, anh vẫn sống vì nghệ thuật nhưng anh không sẵn sàng chết vì nghệ thuật, anh thực dụng và không hoang tưởng như người bạn diễn của mình. Nhưng chính đó lại là điểm yếu của Tiểu Lâu, anh đã "mềm yếu" hơn cả đàn bà khi không chịu nổi nhục hình của đám Hồng Vệ Binh trong Cách mạng Văn hóa... Còn Đắc Di lúc ấy lại khí phách hơn nhiều... Và "Bá Vương" lần lượt biệt chính thê lẫn "thứ thiếp"... dù không muốn nhưng anh đã phụ cả hai người.
Lần đầu tiên Hồng Kông - Trung Quốc đưa câu chuyện đồng tính luyến ái, một vấn đề rất tế nhị và kiêng kị trong xã hội Á đông lên màn bạc, sự táo bạo của thời mở cửa, chứng tỏ dân trí ở nước đông dân nhất hành tinh đang được cải thiện và nâng cao. Vì xét cho cùng vấn đề đó vẫn tồn tại dù chúng ta có chấp nhận hay ngăn cấm
Các giải thưởng:- Quả cầu vàng 1994: Phim nước ngoài hay nhất.
- Liên hoan phim Cannes 1993: Cành cọ vàng, Giải FIPRESCI.
- Giải thưởng BAFTA 1994: Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.